##A4♱::Không gì có thể ngăn chúng ta !hãy cùng khám phá và cảm nhận nhé!::A4=.=##
"Chào mừng bạn đã đến với diễn đàn A4 Trường THPT-Trần Quang Khải-BRVT. Diễn đàn ra mắt đã lâu nhưng đến ngày 14/02/10 chúng ta chính thức đi vào hoạt động! Đây là nơi giao lưu học hỏi của tất cả mọi người! Các bạn hãy đăng ký làm thành viên để cùng mình Cảm nhận + Chia sẻ kiến thức cho nhau nhé!
XX>>Bạn phải đăng ký hoặc đăng nhập mới xem được Forum A4!hihi. VerySoRy!=.=
Status A4:" We're Family"
"Rất vui vì bạn đã ghé thăm, mong gặp lại bạn trong lần tới!"
**Cần hỗ trợ liên hệ: traitimbang2207.
~~~~~~~~~~~~Admin~~~~~~~~~
##A4♱::Không gì có thể ngăn chúng ta !hãy cùng khám phá và cảm nhận nhé!::A4=.=##
"Chào mừng bạn đã đến với diễn đàn A4 Trường THPT-Trần Quang Khải-BRVT. Diễn đàn ra mắt đã lâu nhưng đến ngày 14/02/10 chúng ta chính thức đi vào hoạt động! Đây là nơi giao lưu học hỏi của tất cả mọi người! Các bạn hãy đăng ký làm thành viên để cùng mình Cảm nhận + Chia sẻ kiến thức cho nhau nhé!
XX>>Bạn phải đăng ký hoặc đăng nhập mới xem được Forum A4!hihi. VerySoRy!=.=
Status A4:" We're Family"
"Rất vui vì bạn đã ghé thăm, mong gặp lại bạn trong lần tới!"
**Cần hỗ trợ liên hệ: traitimbang2207.
~~~~~~~~~~~~Admin~~~~~~~~~
##A4♱::Không gì có thể ngăn chúng ta !hãy cùng khám phá và cảm nhận nhé!::A4=.=##
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

##A4♱::Không gì có thể ngăn chúng ta !hãy cùng khám phá và cảm nhận nhé!::A4=.=##

Cùng nhau khám phá và tạo nên một Ngôi Nhà Chung. Nơi Bạn & Tôi cùng nhau chia sẽ những niềm vui!
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Chuyện về vợ chồng mùXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Mon Feb 08, 2010 9:40 am
Chuyện về vợ chồng mù Bgavatar_06
Chuyện về vợ chồng mù Bgavatar_01Chuyện về vợ chồng mù Bgavatar_02_newsChuyện về vợ chồng mù Bgavatar_03
Chuyện về vợ chồng mù Bgavatar_04_newtieungoc_adChuyện về vợ chồng mù Bgavatar_06_news
Chuyện về vợ chồng mù Bgavatar_07Chuyện về vợ chồng mù Bgavatar_08_newsChuyện về vợ chồng mù Bgavatar_09
[Tui là]
Chuyện về vợ chồng mù Catltieungoc_adChuyện về vợ chồng mù Catr
TQK::Siêu Gà::TQK
TQK::Siêu Gà::TQK
Ngày oe oe của tui là:22/07/1993
VIP0
Điểm danh dự54358
Ngày gia nhạp Diễn đàn : 28/01/2010
Bài đã gửi : 10
Thanh xuân : 31
 Đến từKa' Xau^'_Amazo^n_11a4_TQK
Chuyện về vợ chồng mù Vide

Bài gửiTiêu đề: Chuyện về vợ chồng mù
http://sieuquaystyle.tk

Một buổi chiều, tại phường Sông Hiến, thị xã tỉnh lỵ Cao Bằng, các đồng nghiệp ở Đài và báo tỉnh cùng tôi vào thăm ngôi nhà bé xíu, sặc mùi ẩm mốc của cặp vợ chồng mù ấy. Ai nấy ngậm ngùi, tê tái.


Giữa thanh thiên bạch nhật, người phụ nữ mù 34 tuổi nằm bên 4 đứa trẻ nheo nhóc, bên cạnh người đàn ông 74 tuổi. Lệch nhau những 40 tuổi, gá nghĩa rồi, người phụ nữ trẻ cứ miệt mài đẻ, ông già mù đã qua mấy đận vợ, lần “chung sống” này vẫn tiếp tục giữ thói quen tự cắt rốn, đỡ đẻ cho đàn con ngay tại nhà mình. Sáng sáng, 3 đứa trẻ sáng mắt lại dắt bà mẹ mù bế thêm 1 đứa bé đang tuổi bú mớm ra chợ ăn xin...

Chuyện về vợ chồng mù 381447477_VC%20Mu
“Vợ chồng” ông già mù 74 tuổi và 4 đứa con trứng gà trứng vịt, 3 đứa bị cắt trợ cấp hàng tháng, đứa út chưa bao giờ được hưởng cả.
“Họ đã gạ tôi “bán” đứa bé này với giá 30 triệu đồng”

Tôi hắng giọng để người phụ nữ nhổm dậy, 4 đứa trẻ bụ bẫm, lành lặn, khóc ré hoặc dè chừng ôm chặt lấy mẹ khi thấy lạ - trong khi nhị vị phụ mẫu của chúng thì ngước mắt lên... nóc nhà thảng thốt: “Chào cán bộ”. Lời nói rất là vô cảm. Lắng nghe mãi, dần nhận ra những người từng kêu gọi nhà hảo tâm trợ cấp gạo và kiến nghị chế độ “phụ cấp” cho 4 đứa con của mình, họ dường như khe khẽ xúc động.

“Tôi tên là Triệu Văn Sinh (thường gọi là Lùng), năm nay 74 tuổi, mù bẩm sinh. Bố mẹ tôi đẻ được 12 người con, tôi là thứ hai, giờ cả bố mẹ và anh chị em chết... vãn rồi, sót lại trên đời có 3 người, duy nhất tôi là con giai. Tôi sống ở rìa đồi này với vợ là Hoàng Thị Thanh, 34 tuổi, cũng là người mù từ nhỏ. Trước, tôi là bạn của mẹ cô Thanh, sau này bà chết, con trai bà nghiện hút bỏ đi lang thang, Thanh ở một mình trên quả đồi, sợ quá, tôi bảo “về ở với tôi”...”.

Bí mật “tình ái” cùng đàn con với các bà khác nhau của ông Sinh, hình như ông đang cố giấu giếm. Ông chỉ kể về bà vợ người Tài Sìn Hồ, cưới năm 1960, đã chết từ năm 1982 của mình, có được một người con gái sinh năm 1964, hiện đang sống bằng nghề nhặt phế liệu nhôm, rác ở ven thị xã Cao Bằng. Chồng cô này làm nghề nông, họ không có con cái gì.

“Mỗi năm chỉ có dịp Tết hoặc rằm tháng giêng là nó qua thăm, biếu một hai đôi bánh chưng để bố ăn Tết, thế thôi. Tự tôi già, tự khắc tôi... phải chăm sóc lấy tôi thôi mà.”. Hàng xóm xúm lại kể, ông Sinh có bốn, hoặc ít nhất là 3 bà vợ, có nhiều con, nhưng chẳng ai chăm sóc ông cả, bởi ông cứ... mải mê lấy vợ. Đến người em cô của ông, thỉnh thoảng đáo qua góp ý, bị ông mắng cho tơi bời, cũng vì tự ái mà “cấm cửa” luôn.

Nhiều người còn kể, khi chưa mù 100% (nhìn sự vật còn mờ mờ), ông Sinh đã từng ăn cắp vặt, có khi con gà, quả trứng, có khi nhổ vài cái cọc rào nhà người ta về đun, kiểu đói ăn vụng, túng làm càn. Không biết chuyện đó thực hư đến đâu, nhưng chuyện vợ nọ con kia khá “phong tình” của ông già mù, thì chính ông đã thừa nhận. Trong câu chuyện với nhóm nhà báo đến tặng quà chúng tôi, ông Sinh rất hay văng tục và thỉnh thoảng lại nói về chuyện “sinh hoạt”, khiến cô “vợ” trẻ cứ phải thận trọng đỡ lời.

Hằng ngày để vợ và 4 đứa con tụt dốc từ sườn đồi nhà mình xuống giữa lòng thị xã ăn xin, có vẻ như ông Sinh rất... hài lòng. “Hôm nay em xin được một củ su hào, hai quả cà chua và năm trăm đồng bạc lẻ”, Thanh lỏn lẻn khoe. Ngoài 20 tuổi, sống như vợ chồng với một ông già ngoại lục tuần, dường như sự lựa chọn của cô gái mù Hoàng Thị Thanh là sự chẳng đặng đừng. “Mẹ chết, anh nghiện, sống một mình trên đỉnh núi, em sợ lắm”, Thanh nói rồi khóc.

“Ông vẫn tự đỡ đẻ, tự cắt rốn cho cả đàn con được ư; cái đứa bị chết vì uốn ván do tự cắt rốn quá mất vệ sinh là con trai phải không?”, tôi đem lời của những người hàng xóm kể ra hỏi; ông Sinh lảng chuyện khác, “cũng là vì nó nhỡ ra thôi, chứ có định đẻ mãi đẻ mãi thế này đâu.

Nhỡ đẻ là bởi vì vợ chồng chúng tôi cứ tin tưởng vào cái vòng tránh thai của Nhà nước cấp cho. Chúng tôi đẻ thằng thứ 3 được 4 tháng thì cán bộ bảo phải đi đặt vòng. Đặt rồi mà nó vẫn cứ chửa. Chửa to thì mới phát hiện ra, cán bộ tổ dân phố bảo đi nạo thai đi. Thai to quá không nạo được!”.

Ông Sinh mù đưa ra lý luận đanh thép rồi vênh váo cười, ông thận trọng bỏ ít tiền khách cho lũ trẻ vào túi. Thế là, sau 9 năm cưới nhau, 4 đứa trẻ đã sòn sòn ra đời: “Đây là thằng này lớn nhất, đẻ năm 2001, tên là Triệu Quang Đức; đứa thứ hai kia, là Triệu Minh Nhật, năm 2004; đứa này Triệu Minh Độ; cháu út là Triệu Thị... gì ấy, vừa đẻ năm ngoái”, Thanh giới thiệu hào hứng.

Điều rất đáng mừng là, giữa lam lũ tột cùng, bọn trẻ mặt mũi khôi ngô, học hành sáng dạ. Theo xác nhận của lãnh đạo Trường Tiểu học Sông Hiến 1, nơi cu Đức đang theo học thì: cháu Triệu Quang Đức hiền lành, ngoan ngoãn, đang học lớp 3, cậu bé từng 2 năm là học sinh giỏi, năm học thứ 3 chưa kết thúc, nhưng bài kiểm tra chất lượng vừa rồi cũng đạt chất lượng rất cao.

Thanh khoe, mình là gái trinh, lần đầu tiên biết “yêu” là yêu ông già mù bạn của mẹ mình luôn. Bố mất sớm, mẹ là người kém mắt lại bị bệnh tim, sống bằng nghề rờ rẫm... nhặt củi rồi bưng ra chợ bán. Ông già Sinh ngồi đắc chí, khoe thêm: “Cái đứa vừa đẻ (năm 2008), một bà ở trong huyện Q. trả 20 triệu tôi không bán, một bà nữa ở huyện T. trả 30 triệu tôi cũng không bán. Đã bảo cứ để nuôi mà lỵ”. Ông mù cứ lẩm nhẩm nói, như nói với các bức vách, bất biết là người ta có nghe hay không, khách có còn ở trong nhà của ông nữa hay không, bởi ông đang bức xúc lắm.

Chuyện về vợ chồng mù Dan%20Con
Đàn con hằng ngày “dẫn” bà mẹ mù ra chợ để xin rau cháo ăn qua ngày (dầu vậy, cháu Triệu Quang Đức - ở trần - vẫn liên tục là học sinh giỏi).


Khi hai người mù, không biết chữ phải... viết đơn!

Một hôm, cán bộ Đài PTTH tỉnh Cao Bằng nhận được lá đơn kiến nghị của ông Sinh, một người mù chưa bao giờ đi học, anh chị em rất lấy làm ngạc nhiên. Bởi ông Sinh mù thì có mấy ai là không biết. Ông Sinh kiến nghị cái gì nhỉ? Nhà báo Lã Vinh vào cuộc, sự thể như sau: Ông Sinh và bà Thanh đều sống bằng trợ cấp xã hội (ở mức 120.000đồng/ tháng); trong khi 4 người con đứa lớn nhất 9 tuổi, đứa bé nhất 1 tuổi (chưa có khả năng lao động) của họ lại không hề được hưởng trợ cấp. Khó hiểu hơn, theo lời của vợ chồng ông Sinh, 3 cháu bé (khi chưa sinh đứa thứ 4) đã từng được hưởng trợ cấp, ở mức 120.000 đồng/ tháng. Nhưng rồi, cứ như mất điện ấy, phụp một cái là các cháu bị cắt mất khoản tiền đó (trao đổi với lãnh đạo UBND thị xã Cao Bằng, chúng tôi cũng được xác nhận việc cắt trợ cấp này).

“Thế ông đã đi hỏi các cán bộ xem lý do bởi tại làm sao mà cắt tiền của các cháu chưa?”, tôi hỏi; ông Sinh và vợ lại nhất tề bức xúc: “Chúng tôi hỏi tổ trưởng dân phố, thì họ bảo lên mà hỏi xã (phường), lên uỷ ban thì lại... không thấy ai ý kiến gì cả”.

... Trước bối cảnh đó, một hôm, có một người chăn trâu ghé vào ngôi nhà mắn đẻ của hai người mù. Vị mục đồng biết chữ, lại có máu “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha”, trên tinh thần thiện nguyện, đã giúp giúp hai người mù (và mù chữ) thảo đơn lên cơ quan chức năng “đòi”... chế độ.

Điều vô lý kia, dù thế nào gì thì nó cũng đã xảy ra: hai người thuộc diện người tàn tật, cô đơn, già nua được Nhà nước nuôi đều đặn hàng tháng, trong khi đó, đàn con miệng còn hơi sữa của họ, đi ăn xin cùng họ, sống trong căn nhà và sự đói nghèo, nhếch nhác của họ thì lại... bị cắt các khoản trợ cấp mà các cháu từng được hưởng.

Cái lý nào để cho 3 đứa con ông Sinh và bà Thanh đã từng được hưởng trợ cấp xã hội (?); cái lý nào để người ta đang tâm cắt khoản tiền đó để các cháu phải theo mẹ đi “ăn xin” hằng ngày? - hai cái lý đó liệu có thật sự được ra đời từ một chân lý, một lẽ sống nhân ái ở đời này không nhỉ? Trẻ em luôn là những thiên thần của thế gian, 4 cháu bé ở gia đình mù đáng được cưu mang.

Trao đổi với PV Lao Động, bà Nguyễn Thuý Anh - Phó Chủ tịch UBND thị xã Cao Bằng - cho biết: “Tôi trực tiếp là trưởng ban xét duyệt chế độ hưởng trợ cấp xã hội ở thị xã, với các con ông Triệu Văn Sinh, mặc dù thấy việc các cháu nhận trợ cấp là “vênh” so với quy định hiện hành (bố mẹ mồ côi thì được hưởng, trong khi bố mẹ các cháu vẫn... sống - PV), nhưng vì thấy hoàn cảnh gia đình họ quá khó khăn, nên chúng tôi đã đề nghị cho các cháu tiếp tục được hưởng. Chúng tôi đã trình lên tỉnh để xem xét những trường hợp cá biệt này. Sở LĐTBXH sau đó đã cắt chế độ của các cháu (trước đây các cháu được hưởng là đúng... quy định lúc bấy giờ - PV).

Nhiều ý kiến đã bàn đến việc “xé rào”, “vận dụng” tìm giải pháp giúp cho các cháu được hưởng trợ cấp để có thể sống và học tập khi cả bố lẫn mẹ đều mù, bố thì đã 74 tuổi đầu, không còn khả năng lao động”. Đề xuất của Sở LĐTBXH tỉnh Cao Bằng được nhiều người đồng tình: Đưa 2 cháu nhỏ vào Trung tâm Bảo trợ xã hội, Nhà nước sẽ chăm sóc, giáo dục các cháu chu đáo, đến khi 18 tuổi; tuy nhiên, theo bà Thuý Anh, gia đình ông Sinh lại không muốn như vậy vì những lý do nào đó của họ.

Tóm lại là “số phận” 4 cháu bé vẫn còn đang được cơ quan hữu trách nâng lên đặt xuống, với các cuộc bàn thảo.

Chuyện về vợ chồng mù

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Khi post nhiều hơn 5 hình phải để trong spoiler(Other=>Spoiler)
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
##A4♱::Không gì có thể ngăn chúng ta !hãy cùng khám phá và cảm nhận nhé!::A4=.=## :: ™Nhịp sống™ :: Cuộc Sống-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất